Saturday, January 21, 2023

Chia sẻ tư tưởng

 Chia sẻ tư tưởng

Lệnh truyền cuối cùng của Đức Giêsu

https://cstm-nam-a.blogspot.com/2023/05/a-thangthien-1.html

Hãy trở nên hiện thân của Ðức Giêsu giữa những người chung quanh ta

https://cstm-nam-a.blogspot.com/2023/05/a-thangthien-2.html

20-05 : Tòa Công Lý Việt Nam Ra Phán Quyết Về Tội Phản Quốc Của Phạm Văn Đồng:
https://www.youtube.com/live/B-jY_cE877M?feature=share

Tại sao những tập thể trong xã hội, kể cả trong Giáo Hội, trong các Hội đồng Giáo Hoàng, Hội đồng Giám mục, khi cần có những quyết định chung, những người đứng đầu vẫn cứ phải tổ chức những cuộc họp để lấy ý kiến khác nhau để có được một cái nhìn đầy đủ về vấn đề mình cần quyết định hầu có quyết định sáng suốt nhất? những ý kiến ấy phải lấy từ nhiều người thuộc nhiều lãnh vực khác nhau chứ không phải từ những người trong cùng một lãnh vực. Quyết định sáng suốt ấy nhiều khi không phải là ý nghĩ ban đầu của người lãnh đạo tập thể.

Sự kiện có thể suy ra điều gì? phải chăng sự đa dạng trong các ý kiến là điều cần thiết để có có nhìn toàn diện và đúng đắn nhất?

Để có cái nhìn đầy đủ nhất về Thiên Chúa, về Thực Tại Tối Hậu, phải chăng chúng ta cũng cần tổng hợp những cái nhìn, những quan niệm khác nhau về Thực Tại Tối Hậu ấy? Hay chúng ta chỉ cho quan niệm hay cái nhìn của mình là tốt nhất, đúng nhất?

Giáo Hội đã có thái độ nào trong lãnh vực tối quan trọng này?

Bác hiểu thế nào về câu nói của bài PÂ hôm nay: “Sự sống đời đời là nhận biết Cha...”(Ga17,3)

Tôi hoàn toàn đồng ý với câu nói ấy.  Bên Phật giáo, cũng có lập trường tương tự: «Kiến tánh thì thành Phật» . «Kiến Tánh» tức là giác ngộ và chứng nghiệm được «Chân Như Phật Tánh» nơi bản thân mình và sống «xứng Tánh» nghĩa là sống phù hợp với sự giác ngộ đó.

Nói theo cách nói của Kitô giáo, là nhận biết mình là con cái Thiên Chúa, và Thiên Chúa luôn nội tại trong bản thân mình, tương tự như sự giác ngộ của thánh Augustinô: «Thiên Chúa còn thân mật với tôi hơn chính tôi (thân mật với tôi)» (Deus intimior intimo meo.)

Hay như thánh Phaolô: «Tôi sống, không phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi».

Người theo triết lý Tây Phương thì không thể hiểu nổi nên không thể chấp nhận được quan điểm kiểu Đông Phương: «Mình với ta tuy hai một một, ta với mình tuy một mà hai» (thơ Cao Bá Quát thì phải). hay quan điểm của Phật giáo: «Chân Như là Vạn Pháp, Vạn Pháp là Chân Như. Chân Như và Vạn Pháp là MỘT», trong khi Chân Như thì duy nhất, bất biến, tuyệt đối, nguồn phát sinh Vạn Pháp, còn Vạn Pháp thì đa tạp, thay đổi liên tục, tương đối

Triết Ấn cũng có câu: «Brahman là Âtman, Âtman là Brahman, Brahnam và Âtman là MỘT».

Người giác ngộ thấy mình với Chúa vừa là một, vừa là hai. Đó là điều mà Triết Tây không hiểu được.

Về Thực Tại Tối Hậu, giữa Triết Đông và Triết Tây có sự khác biệt căn bản này:

Triết Đông thì coi Thực Tại Tối Hậu là một Thực tại siêu nghiệm, vượt khỏi mọi kinh nghiệm của con người, bất khả tư nghị, không thể quan niệm hay diễn tả bằng ngôn ngữ của con người được, vì mọi từ ngữ của con người đều tương ứng với một thực tại mà con người kinh nghiệm được. Không một kinh nghiệm hay từ ngữ nào của con người tương ứng được với Thực Tại Tối Hậu cả. Giống như không một kinh nghiệm nào của người mù bẩm sinh về mầu sắc tương ứng với kinh nghiệm của người sáng mắt cả. Một tuyên ngôn của Triết Đông về vấn đề này là do Lão Tử: «Đạo khả đạo. phi thường đạo, Danh khả danh, phi thường danh».

Trong sách Xuất Hành của Kitô giáo, khi Môsê hỏi về tên của Yavê vì cần phải dùng một danh từ nào để nói với dân chúng về Yavê, thì Yavê không xưng tên mà trả lời: «I am»=«Ta hiện hữu» vì Ngài không có tên. Thế là Môsê đặt tên cho Ngài là Yavê (Nghĩa là «Đấng hiện hữu»), chứ không phải tên Ngài là Yavê.

Triết Tây thì quan niệm Thực Tại Tối Hậu có thể diễn tả và xác định chính xác bằng ngôn ngữ của con người. Vì thế các nhà Thần học Kitô giáo, vốn chịu ảnh hưởng sâu nặng của Triết Tây, đã xác định Thiên Chúa thì thế này, thế kia, ai nói khác đi là lạc giáo.

Những người thâm hiểu về Triết Đông thì sẽ coi những xác định chắc như bắp về Thực Tại Tối Hậu là một chuyện ngây ngô, buồn cười.

Các tôn giáo là những phiên bản khác nhau nói về Thực Tại Tối Hậu ấy. Con người có nhu cầu về tâm linh là nhu cầu thông giao với Thực Tại Tối Hậu ấy. Trong các dân tộc với những nền văn hóa khác nhau, có những người đạt đạo, nghĩa là có kinh nghiệm về Thực Tại Tối Hậu ấy và thông giao với thực tại ấy, nhờ đó trở nên bình an, hạnh phúc và có sức mạnh tâm linh phi thường. Khi nói về Thực Tại Tối Hậu mà mình giác ngộ và chứng nghiệm được với người khác, thì phải sử dụng ngôn ngữ vốn không thích hợp để diễn tả thực tại siêu nghiệm ấy. Nhưng vì nhu cầu muốn hiểu về Thực Tại Tối Hậu ấy, nên người giác ngộ phải tạm dùng những ý miệm thông thường trong nền văn hóa của dân tộc mình để diễn tả. Những người giác ngộ ấy thuộc nhiều dân tộc và nền văn hóa khác nhau, làm sao có thể diễn tả giống nhau về thực tại siêu nghiệm ấy được?

Nhất là những người giác ngộ ấy đâu phải người nào cũng giác ngộ được toàn thể Thực Tại Tối Hậu ấy, mà có người chỉ giác ngộ được phần nào thôi, người giác ngộ phần này, người giác ngộ phần khác...

Để dễ hiểu, ta có thể dùng một minh hoạ: Vì rất nhiều người tôn sùng Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu, nên người ta muốn vẽ hình hay tạc tượng để kính nhớ hay tôn sùng. Nhưng chẳng ai biết gương mặt Đức Mẹ ra sao, Ngài mặc quần áo thế nào, vì thời ấy chẳng ai chụp hình hoặc vẽ hay tạc tượng Đức Mẹ cả. Vì thế các nhà hoạ sĩ hay điêu khắc ở những dân tộc với những nền văn hóa khác nhau đã vẽ hay khắc hình Đức Mẹ theo sự tưởng tượng của mình. Làm sao những hình hay tượng ấy giống nhau được? Thật là ngây ngô khi ông hoạ sĩ nổi tiếng nhất bảo rằng: ai vẽ hay tạc tượng khác với hình hay tượng của tôi là đều sai hết. Hình hay tượng của tôi mới đúng là dung mạo của Đức Mẹ.

Có điều người ta có thể biết về Đức Mẹ là Ngài đức hạnh, thương người, trong sạch, v.v... nên tất cả mọi hình hay tượng Đức Mẹ thì đều là hình phụ nữ dễ thương dễ mến, từ bi nhân hậu, và thường là phụ nữ rất đẹp. Tôi thì cho rằng Thiên Chúa không nhất thiết phải tạo dựng Đức Mẹ rất đẹp như các hình tượng người ta tạo, vì Thiên Chúa muốn Mẹ Đức Giêsu phải là người của tâm hồn tuyệt đẹp chứ không phải có thân xác tuyệt đẹp đâu.

Cũng thế, những diễn tả về Thực Tại Tối Hậu của các nhà đạt đạo thuộc những dân tộc khác nhau với những nền văn hóa khác nhau không thể hoàn toàn giống nhau được, nhưng chắc chắn phải có những nét cốt yếu giống nhau. Những nét cốt yếu này mới là điều quan trọng mà những người muốn tìm hiểu hay tiến bộ về tâm linh phải nắm vững.

Nhưng rất tiếc rất nhiều nhà thần học lại không coi là quan trọng những điều cốt yếu này, mà cứ quan trọng hoá những điều phụ thuộc, nên họ không sao nhìn thấy được sự nhất quán giữa các tôn giáo, nghĩa là các tôn giáo đều có chung những điều cốt yếu ấy.

Tôi đã chép lại những gì tôi vừa viết trong trang https://123tamlinh.blogspot.com/2023/05/thuc-tai-toi-hau-trong-triet-dong-va.html.

https://123tamlinh.blogspot.com/2023/05/thuc-tai-toi-hau-trong-triet-dong-va.html?m=1

 

Thực Tại Tối Hậu trong Triết Đông và Triết Tây

Tôi vừa nhận được một cuốn sách dịch từ tiếng Anh, nói về một cuộc thị kiến của một nữ tu người Columbia. Trong thị kiến ấy, bà ta thấy Đức Giáo Hoàng Bênêdictô 16 nói cho biết nhiều điều đang xảy ra trong Giáo Hội, chủ yếu là Giáo Hội đang bị lũng đoạn bởi các Hồng Y Tam Điểm.

Xem https://wordpress.com/post/intercessionprayers.com/2343  

https://intercessionprayers.com/2023/01/07/unpacking-the-events-since-december-31st-2022/

Những thị kiến thì không phải luôn luôn có thể tin được, mặc dù người xuất hiện trong thị kiến là những người rất đáng tin, như Chúa Giêsu, các thánh, Đức Phật… Nhưng nhiều sinh linh vô hình vẫn có thể đóng vai những nhân vật đáng tin ấy và tạo ra những thị kiến. Cũng có những thị kiến do tâm thức hay vô thức của đương sự tạo ra.

Giáo Hội không tin những thị kiến nào có nội dung khác với lập trường của Giáo Hội.

Đây là một bản dịch do Google:

https://fatherofloveandmercy-wordpress-com.translate.goog/2013/02/19/they-will-say-that-he-was-guilty-of-a-crime-of-which-he-is-totally-innocent/?_x_tr_sl=ru&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=en&_x_tr_pto=wapp

They will say that he was guilty of a crime of which he is totally innocent

 

Khi Cha cầm tấm ảnh của Cha mới chụp, Cha nói: «Đây là hình của tôi», nhưng một người nhìn từ xa thì nói: «Cha đang cầm một tờ giấy». Cả hai đều nói đúng. Như vậy hình của Cha, và tờ giấy có hình Cha trên ấy vừa là một, nhưng vừa là hai. Nói là một cũng đúng, nhưng nói là hai cũng đúng. Nhưng tấm giấy là nền tảng để hình của Cha hiện hữu trên đấy.

Khi coi xinê hay coi phim trên tivi, ta thấy những nhân vật rất sống động đang nói, đang hát, đang làm gì đó trên màn ảnh. Những nhân vật đó và màn ảnh khi ấy là một, nhưng rõ ràng cũng là hai.

Thiên Chúa có thể ví như cái màn ảnh, còn ta ví như những nhân vật sống động trên màn ảnh. Đó là một minh hoạ dễ hiểu để hiểu Chúa và ta vừa là MỘT, mà cũng vừa là HAI.

Không có màn ảnh thì không thể có được những nhân vật sống động trên đó.

Mản ảnh thì bất biến, duy nhất, nhưng những nhân vật xuất hiện trên ấy thì đa tạp, biến đổi không ngừng.

Màn ảnh được ví như CHÂN NHƯ, còn những nhân vật trên màn ảnh được vì như VẠN PHÁP. Chân Như và Vạn Pháp vừa là MỘT mà cũng vừa là HAI.

 

https://cstm-nam-a.blogspot.com/2023/05/a-hienxuong1.html
A-HienXuong1 | Làm sao tạo điều kiện để Thánh Thần hoạt động trong ta?

 

Rất ít người hiểu và ý thức được sự đa dạng hay khác biệt là luật tự nhiên và vô cùng cần thiết mà Thiên Chúa đã áp dụng cho vạn sự vạn vật, trong mọi lãnh vực của đời sống cũng như mọi lãnh vực vô sinh.

Nếu tất cả mọi vật trên đời này đều giống nhau, đều đồng nhất, thì vũ trụ này sẽ ra sao? Nếu mọi cơ quan trong thân thể đều giống nhau, đều là mắt hay đều là phổi cả, v.v... thì sao?

Nếu trong xã hội, ai cũng là bác sĩ cả thì ai sẽ sản xuất gạo để các bác sĩ ăn? ai sẽ dệt vải để các bác sĩ mặc?

Đoạn 12 trong thư I Côrintô mà các linh mục thường đọc nói lên sự đa dạng cần thiết như thế nào trong Giáo Hội... và từ đó suy ra trong mọi lãnh vực của đời sống, của xã hội, v.v... Nhưng có mấy linh mục ý thức được sự cần thiết của sự đa dạng và khác biệt để áp dụng trong lãnh vực các tôn giáo?

Khác biệt hay đa dạng tuy có thể gây nên xung đột, mâu thuẫn, nhưng cần phải như vậy để bổ túc và nương dựa nhau để trở nên hoàn hảo.

Chính vì thế, mà cuối chương 12, thánh Phaolô giới thiệu «Bài ca đức Ái» sẽ được quảng diễn trong chương 13.

Khác biệt để trở nên hoàn hảo, khác biệt để cần lẫn nhau, khác biệt để bổ túc lẫn nhau… Vì thế, phải ý thức được như thế để yêu thương nhau.

Các tôn giáo khác biệt nhau đương nhiên là phù hợp với luật đa dạng do Thiên Chúa ấn định. Đáng lẽ các tôn giáo phải tìm hiểu nhau để hiểu về Thực Tại Tối Hậu là Thiên Chúa, vốn rất phong phú, muôn mặt và nhất là siêu nghiệm. Con người, không ai và không tôn giáo nào có thể sử dụng trí khôn của mình mà hiểu về Thiên Chúa cách trọn vẹn được mà không cần đến một sự tổng hợp từ những cái nhìn khác biệt vốn bổ túc lẫn nhau.

https://cstm-nam-a.blogspot.com/2023/05/ba-ngoi-1.html

https://cstm-nam-a.blogspot.com/2023/05/ba-ngoi-2.html

 

Có bao giờ Cha thắc mắc như tôi khi còn là một chủng sinh trung học không? Tôi thắc mắc thế này:

Khi sinh ra, các đứa trẻ đều trần truồng như nhau, vậy thì tại sao có đứa về sau trở thành rất tốt (chẳng hạn như những vị thánh), có đứa về sau trở thành rất xấu (chẳng hạn như ăn cướp, giết người) và có vô số đứa ở nhiều mức trung trung khác nhau giữa rất tốt và rất xấu. Vậy thì điều gì khiến chúng khác biệt nhau như vậy?

1) Giả thiết 1: Chúng hoàn toàn bình đẳng về bản chất, nhưng sở dĩ chúng trở nên xấu hoặc tốt là do ngoại cảnh chi phối (chẳng hạn đứa làm con một nhà truyển giáo, đứa làm con một ma cô hay gái điếm, đứa sinh ra trong một gia đình trung trung), hoặc do sống trong những xã hội khác nhau (sống trong chế độ cộng sản thì phải lươn lẹo mới sống được, v.v...). Vậy thì làm sao quy trách nhiệm thưởng phạt cho chúng vì những hành vi xấu hay tốt của chúng?

2) Giả thiết 2: Chúng khác biệt nhau đứa tốt, đứa xấu, đứa trung trung là do bản chất Trời sinh ra như vậy. Vậy thì làm sao quy trách nhiệm thưởng phạt cho chúng vì những hành vi xấu hay tốt của chúng?

Nếu không quy trách nhiệm cho chúng được thì giáo điều về thưởng phạt, về thiên đàng và hoả ngục, trở nên… có gì không ổn.

Cha thử đặt vấn đề này với một nhà thần học hay nhà dạy luân lý xem.

Có nhiều anh em sinh trong cùng một gia đình, được giáo dục hoàn toàn như nhau, nhưng tính tình lại khác nhau, và mức độ tâm linh, trình độ đạo đức, luân lý cũng rất khác nhau. Khiến giả thiết cho rằng sự khác biệt hoàn toàn do yếu tố ngoại lai xem ra không vững.

Cùng được giáo dục trong cùng một chủng viện, nhưng sao Cha lại sống chết đấu tranh cho tự do nhân quyền, còn hầu hết những người khác thì không, có khi còn phản đối Cha nữa

Dường như bản chất của mỗi người khi sinh ra đã khác nhau rồi, chứ không giống nhau đâu, Cha ạ! Nếu vậy thì tại sao lại khác nhau?

Người ta khác nhau ngay từ khi sinh ra. Không chỉ khác nhau về tính tình, khuynh hướng, tài năng, v.v... mà còn khác nhau về cả tính chất tốt-xấu nữa.

Dường như Thiên Chúa ban cho tôi có khuynh hướng triết lý, nên cứ hay thắc mắc đủ điều, và cứ đòi phải tìm giải đáp hợp lý cho những thắc mắc ấy.

Tôi không chấp nhận được việc các nhà thần học khi gặp một vấn đề không giải đáp được bằng lý thuyết của mình thì bèn chụp cho nó một cái mũ “mầu nhiệm”, “ý Chúa”, không giải thích được, chứ không nghi ngờ rằng lý thuyết của mình chưa hoàn chỉnh, cần thay đổi.

Trong kinh “Bát Nhã Tâm Kinh” của Phật giáo, có câu: “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” (tương tự như: cái hữu hình chính là cái vô hình, cái vô hình chính là cái hữu hình”.

Người theo triết tây chỉ biết lắc đầu cho rằng đó là một câu vớ vẩn, đầy mâu thuẫn. Nhưng đó lại chính là hòn ngọc trong tâm kinh nổi tiếng ấy.

Hồi học ở Giáo Hoàng Học viện Đà Lạt, khi học triết Ấn Độ ở Đại học, tôi say mê và triết ấy đã làm tôi thay đổi nhiều quan niệm. Nhưng những người cùng lớp thì chẳng ai thích cả. Đến khi tôi đọc mấy cuốn của Lão Tử và Trang Tử, thì tôi thay đổi hẳn nhãn quan của tôi. Từ đó đến nay, tôi luôn luôn sống theo quan điểm của Lão Tử, và nhờ Triết Ấn và Lão Tử, tôi hiểu được Phật giáo và nhất là hiểu được Thánh Kinh của Kitô giáo một cách tương đối sâu sắc hơn.

Đối với Phật giáo, giáo thuyết về luân hồi chưa phải là chính yếu, mà giáo thuyết chính nói về CHÂN TÂM, tức cái TÂM của vũ trụ vạn vật. Cái TÂM vĩ đại ấy với cái Tâm của mỗi người là một, mà cũng là hai. Tương tự như hình ảnh những nhân vật trong một cuốn phim xuất hiện trên màn ảnh lúc chiếu phim. Lúc ấy, hình ảnh những nhân vật ấy với màn ảnh là một, nhưng không hẳn là một, mà là hai. Dưới khía cạnh này thì là một, nhưng dưới khía cạnh khác thì lại là hai.

Cái TÂM của vũ trụ vạn vật có những tính chất căn bản như duy nhất, bất biến, tuyệt đối, nền tảng của vũ trụ vạn vật... Thì đó chẳng phải là những đặc tính của Thiên Chúa theo Kitô giáo sao?

Cốt tủy của Phật giáo là phải giác ngộ và sống với cái Chân Tâm ấy. Cốt tủy của Kitô giáo là thờ phượng Thiên Chúa và sống hết mình với Ngài, đặt Ngài lên trên tất cả. Như vậy có phải là cốt tủy của hai tôn giáo là MỘT, nhưng được quan niệm, diễn tả, và đối xử theo cung cách khác nhau, tùy theo triết lý và văn hóa khác biệt làm nền tảng chăng?

Chỉ vì người ta đứng ở hai vị trí khác nhau nên khi nói về cái bát hay cái chén, người bảo nó lồi, người bảo nó lõm. Thế là chỉ vì sự khác nhau ấy nên chúng ta kết luận là hai người đã thấy hai cái chén khác nhau. Ngờ đâu chỉ là một cái chén duy nhất.

Cốt tủy của Kitô giáo không phải nằm trong lý thuyết về đời sau, về cánh chung luận, về sự hình thành của vũ trụ, mà về Thiên Chúa và cách đối xử với Thiên Chúa.

Khổ nỗi các nhà thần học coi cách định thức của mình về Thiên Chúa là cách duy nhất, mà không biết rằng còn nhiều cách định thức về Thiên Chúa khác nữa.

Chỉ tại vì nguyên lý: “Hai mệnh đề mâu thuẫn nhau, hễ cái này đúng thì cái kia phải sai, không thể cùng đúng hay cùng sai một lượt”

Chỉ vì nguyên lý này khiến người triết tây đọc triết đông thì cho rằng người triết đông chẳng biết lý luận gì cả, toàn là những điều mâu thuẫn, phi lý.

Chính trong Tin Mừng, Đức Giêsu cũng có những lời mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn có chỗ Ngài nói: ta đến để đem lại bình an. Nhưng cũng có chỗ Ngài nói Ngài đến để đem tới chiến tranh. Cả hai câu đều đúng cả nhưng đúng trong hai phương diện hay bối cảnh khác nhau.

Phật hay nói: các pháp là vô thường. Nhưng Lục tổ Huệ Năng lại nói: các pháp là thường. Các đệ tử bắt bẻ Huệ Năng, thì ông nói: ý ta với ý Phật hoàn toàn không khác. Chỉ vì các ngươi chấp rằng các pháp là vô thường, nên ta phải nói các pháp là thường để phá chấp cho các ngươi.

Vì các pháp đều có hai mặt, tương tự như một vị thuốc như vitamin A, hay B hay C chẳng hạn. Uống trong một mức độ nào đó thì nó là thuốc bổ, nhưng uống quá mức độ, uống quá nhiều thì nó lại trở thành thuốc độc. Vậy thì những vitamin ấy là thuốc bổ hay thuốc độc?

Có nhiều thứ thuốc độc lại được dùng ở một lượng nào đó để chữa bệnh. Vậy thuốc đó là lợi hay hại?

Những điều tôi nói với Cha, là những điều tôi chứng ngộ, chứ không phải nói lại một lời nói hay lý thuyết của ai. Đương nhiên, trước khi tôi chứng ngộ, thì tôi đã đọc khá nhiều lý thuyết khác nhau. Lý thuyết nào hợp lý thì tôi nhập tâm, nghĩa là tiêu hóa nó thành của mình, và nhờ nó mà chứng ngộ được. Khi chứng ngộ rồi thì nói những gì mình thấy, chứ không nói lại của ai.

Thánh Augustin nói: “Cứ yêu đi rồi muốn làm gì thì làm”. Nghĩa là điều quan trọng nhất trong việc sống đạo là yêu mến Thiên Chúa, luôn hành động phù hợp với tình yêu ấy, chứ không phải quan tâm đến sự thưởng phạt. Một đứa con hết lòng yêu thương cha mình, và tin tưởng vào tình yêu của cha mình đối với mình, thì đâu có quan tâm đến việc cha mình thưởng hay phạt mình.

Cách hiểu Kinh thánh của Giáo Hội Công giáo thì tôi đã biết rồi. Tôi bèn tìm hiểu những cách hiểu Kinh thánh của một số giáo phái Tin Lành, hoặc qua những kênh youtube của những giáo phái khác nhau, hoặc trực tiếp tới tham dự những buổi thờ phượng và nghe các mục sư giảng của những giáo phái khác nhau.

Tôi nhận thấy mỗi giáo phái hiểu Kinh thánh cách khác nhau. Giáo phái nào cũng cho rằng cách hiểu của mình là đúng nhất và cho những cách hiểu khác là sai.

Có điều là giáo phái nào cũng đều có lý của họ, không có giáo phái nào mà không có lý cả. Vậy thì cách hiểu nào đúng nhất? và Thiên Chúa sẽ xét xử cho cách nào là đúng nhất?

Tôi thấy không có giáo phái nào ý thức về tính đa dạng và tính tất yếu của sự khác biệt trong vũ trụ vạn vật, thậm chí trong cả Ba Ngôi Thiên Chúa cả.

Họ không rút kinh nghiệm về việc các đạo sĩ Đông Phương đến gặp được Chúa Giêsu hài nhi hoàn toàn không nhờ Kinh thánh, mà nhờ khoa thiên văn của họ.

Trong khi chính các tư tế, kinh sư và luật sĩ Do Thái thì chẳng ai đến gặp được Chúa Giêsu hài nhi cả, mặc dù họ trông chờ Ngài đến hàng cả trăm năm. Chẳng lẽ chúng ta không rút ra được bài học nào từ những cách hiểu Kinh thánh ấy sao?

Hiện nay, các giáo phái Tin Lành quan tâm đến vấn đề tái lâm của Đức Giêsu, họ cho rằng Ngài sắp đến rồi, vì những điều Đức Giêsu nói về những dấu hiệu trước khi Ngài đến như động đất, chiến tranh, Kitô giả, v.v... họ thấy đang xảy ra. Có giáo phái từng dựa vào những lời tiên tri của Daniel và sách Khải Huyền để xác định Chúa đến vào năm này năm kia, nhưng hoá ra những ngày ấy đã qua rồi mà Chúa đã chẳng đến.

Tôi nghĩ rằng phải rút kinh nghiệm về việc Chúa đến như kẻ trộm, nghĩa là đến bất ngờ, không phải chỉ về thời gian, mà về cả cách thức nữa. Chính vì Ngài không đến bằng cách thức mà họ nghĩ, nên khi Ngài đến, ngay cả những nhà chú giải Kinh thánh cũng không nhận ra Ngài đâu.

Rút kinh nghiệm quá khứ, các kinh sư Do Thái đều quan niệm Ngài đến phải là một vị vua hùng mạnh, nhưng hoá ra Ngài đến làm con một thiếu phụ quá nghèo nàn, thuộc hàng dân đen trong xã hội. Nên Ngài sống 33 năm dưới thế mà chẳng có kinh sư nào nhận ra Ngài cả.

Chắc chắn khi Ngài tái lâm, tình trạng ấy cũng sẽ xảy ra tương tự.

Cha thử nghĩ xem những hình thức ăn trộm trong thời đại này như thế nào, rất tinh vi phải không? Đâu phải cứ bất ngờ vào nhà người ta ban đêm để lấy đồ ra mới là ăn trộm! Bây giờ những hacker có thể đột nhập vào trương mục ngân hàng của những người giàu có để rút tiền của họ hàng trăm ngàn đôla. Gián điệp của Trung cộng đã từng ăn cắp những kỹ thuật sản xuất vũ khí của Mỹ mà chính phủ Mỹ không hề hay biết.…

Bây giờ ăn trộm có hàng trăm hình thức khác nhau... Chúa nói Ngài đến như kẻ trộm mà các nhà chú giải chỉ nghĩ tới sự bất ngờ về thời gian thôi thì hỏng rồi. Ngài phải đến bất ngờ theo cách khôn ngoan nhất của Ngài thì mới bắt được quả tang những kẻ phạm tội để mà kết án có bằng chứng cho mọi người thấy chứ!

Tiêu chuẩn để xét xử của Chúa có lẽ nhiều nhà thần học hay kinh sư thời đại cũng không nắm vững nữa. Nhiều người sẽ nghĩ rằng mình cứ dâng lễ hay dự lễ hằng ngày, chịu các phép bí tích đúng theo luật Giáo Hội là chắc ăn sẽ được Chúa thưởng thôi. Họ quên rất nhiều câu rất quan trọng trong Kinh thánh nói về tiêu chuẩn xét đoán của Chúa.

Các tín đồ trong các giáo phái cứ nghĩ rằng mình hiểu đúng Kinh thánh và sống đúng như thế là chắc chắn được cứu rỗi... Còn những ai hiểu cách khác thì có thể… bị loại…

Thiên Chúa là Tình yêu… Làm sao Ngài có thể chấp nhận được những người không có tâm yêu thương là giống Ngài được?

Cái TÂM YÊU THƯƠNG là điều cốt yếu nhất đến nỗi không có cái TÂM ấy thì mọi việc tốt lành đều vô giá trị hết (xem 1 Cr 13,1-3).

Hôm nay là lễ Chúa BA NGÔI. Thiên Chúa Ba Ngôi là một tín điều của Giáo Hội, và của nhiều giáo phái Tin Lành. Nhưng thử hỏi: Người tin Thiên Chúa có một ngôi, người lại tin Thiên Chúa có 4 ngôi… Những người tin khác nhau như thế, đời sống tâm linh của họ có vì tin khác nhau như thế mà trở nên khác nhau không?

Về những tín điều khác, chẳng hạn Đức Mẹ Đồng Trinh, người Tin Lành không tin như thế, thì có phải vì thế mà đời sống tâm linh của họ không tốt hay không cao bằng người Công giáo không?

Và đời sống tâm linh của họ có vì thế mà khác nhau không?

Giữa việc tôi tin Chúa Ba Ngôi, tin Đức Mẹ Đồng trinh… với việc tôi tin Elon Musk đã phóng được trên 600 vệ tinh lên trời và đang trong quỹ đạo bay vòng quanh trái đất, bản chất có gì khác nhau không?

Cái TÂM là cái quan trọng nhất. Phải thay đổi cái TÂM của mình nên giống cái TÂM của Thiên Chúa. Đó mới chính là điều quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của các tôn giáo. Còn việc tin thế này hay thế kia, thì chỉ là những cách diễn tả, hay cách hiểu khác nhau về một Thực tại duy nhất, về một Chân lý duy nhất... vì chẳng có một cách diễn tả nào là đúng với thực tại ấy, vốn không thể diễn tả được. Cũng tương tự như chẳng một bức ảnh hay pho tượng nào về Chúa Giêsu hay Đức Mẹ là đúng với khuôn mặt hay cách phục sức của các Ngài cả.

Để đi đến Thành Nội Huế (nơi các vua nhà Nguyễn ở), chắc chắn không thể có cùng một đường đi cho những người ở Hà Nội và những người ở Sàigòn. Ngay cả những người ở cùng một nơi cũng không thể luôn luôn đi cùng một đường duy nhất. Người đi xe hơi, người đi xe lửa, người đi xe gắn máy, người đi bằng máy bay… chắc chắn không thể cùng đi bằng một đường duy nhất được.

Một nơi vật chất mà còn nhiều lối đi đến như vậy, lẽ nào để đi đến Thiên Chúa lại chỉ có một con đường duy nhất? Lẽ nào ai không đi vào con đường ấy thì không có thể đến với Ngài được? Một suy nghĩ đơn giản như thế mà các nhà thần học Công giáo và Tin Lành không thể nghĩ ra.

Ai cũng căn cứ vào những câu Thánh Kinh này, những câu Kinh thánh kia để xác tín vào cách hiểu của mình, để kết luận chỉ có cách hiểu của mình là đúng. Họ có biết đâu ngay cả cuốn Thánh Kinh cũng chỉ là một cách tạm diễn tả Thiên Chúa (vốn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ con người) theo cách bất toàn của con người thôi.


No comments:

Post a Comment